Thứ Sáu, 29 tháng 12, 2017

Bị tê chân tay nên ăn gì trong khi điều trị ?

Trong những thực phẩm xung quanh ta có nhiều những loại thực vật có chứa nhiều canxi rất tốt cho những bệnh nhân xương khớp như: chuối, sữa, hày, cua biển, cải cải chíp, rau chân vịt, súp lơ xanh, đậu hũ, đậu cô ve, hạnh nhân, cá trạch…

Có nhiều người thường xuyên bị tê chân tê tay và ê ẩm xương khớp, với họ luôn thắc mắc bị tê chân tay nên ăn gì để giảm bớt tình trạng bệnh. Như đã biết, điều trị tê tay chân nên ăn chúng ta đều hiểu rằng là do xương bị yếu do bị thoái hóa hay do thiếu chất nào đó có lợi cho xương. Chính vì thế trong bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo cung cấp những thực phẩm giàu can xi và kiềm…

Thực phẩm giàu vitamin D và vitamin K:

Ngoài tắm nắng vào lúc sáng sớm và chiều muộn để bổ sung vitamin D thì có thể cung cấp cho cơ thể qua những thực phẩm sau: cá, lòng đỏ của trứng, bắp cải, nấm, trứng cá, cải xoăn, rau mầm, dưa chuột, hành lá, đậu nành, húng quế…

Bị tê chân tay nên ăn gì trong khi điều trị ?
Bị tê chân tay nên ăn gì trong khi điều trị ?


Thực phẩm có chất chống oxy hóa:

Chè xanh là thực phẩm được ưa chuộng hơn bao giờ hết, đây là thực phẩm xanh có chưa nhiều chất flavonoi có tác dụng chống loãng xương ngăn thiếu hụt nghiêm trọng canxi trong cơ thể. Ngoài ra còn có những thực phẩm có tác dụng giúp chống oxy hóa hoặc làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể như quả cherry, quả việt quất, cây măng tây, quả ớt chuông… Thấp khớp gối http://coxuongkhoppcc.com/thap-khop-goi.html

Trên đây đều là những thực phẩm tốt cho xương và đảm bảo xương sẽ được khỏe mạnh nên hạn chế được chứng tê bì tay chân từ tận sâu bên trong nguồn gốc. Đây là cách phòng bệnh cực kỳ hiệu quả.
Những lưu ý cho người bị tê chân tay

Nếu như đã biết bị tê chân tay nên ăn gì thì cũng đừng quên là đối với triệu chứng này có rất nhiều những điều đáng lưu ý để hạn chế bệnh cũng như hạn chế làm nặng thêm ở bệnh. Những người bệnh nên tránh những thực phẩm có tính axit vì có thể sẽ hủy hoại xương nhanh hơn, tránh ăn uống mặn vì sẽ làm thoái hóa xương khớp. 

Ngoài ra cần tránh ngồi lâu, đứng lâu một tư thế, cần nghỉ ngơi hợp lý tránh để chèn ép các dây thần kinh khiến máu khó lưu thông. Chứng tê bì chân tay cũng có thể là tác dụng phụ mà thuốc bạn đang dùng gây ra nên cũng rất cần phải thận trọng.

Những bài tập giúp cho xương khớp dẻo dai

Trong quá trình tập luyện bạn cũng cần chú ý đến việc lựa chọn những bài tập giúp cho xương khớp dẻo dai sao cho phù hợp với sức khỏe của người tập, không nên tập những bài tập quá sức có thể gây ra những tác dụng ngược lại. 

Nếu bạn chưa tập được động tác nâng ngực lên cao thì chỉ cần nâng cao đầu gối lên vị trí của ngực. Thực hiện 10 lần như thế, tuỳ thuộc vào sức khỏe luyện tập của bạn.

Đứng và đẩy tạ đơn

Hai chân đặt rộng bằng vai, giữ cho đầu gối hơi trùng xuống, một tay cầm quả tạ (lòng bàn tay quay về phía mặt). Từ từ nâng quả tạ lên cao cho đến khi tay được duỗi thẳng, sau đó hạ thấp tay xuống và lại làm lại từ đầu. Thực hiện động tác đó 10 lần với mỗi bên tay.

Bàn tay nắm vào thanh xà tương ứng với chiều rộng bằng vai. Dùng lực đẩy của cánh tay, nâng cơ thể lên cao, ngực phải vượt qua thanh xà và co đầu gối lên vị trí của ngực. Giữ nguyên tư thế đó trong giây lát, sau đó từ từ hạ thấp cơ thể, đồng thời hạ đầu gối xuống.

Việc luyện tập thường xuyên bài tập sẽ giúp cho hệ xương của bạn được chắc khỏe nhất là xương vai, gối…ngăn ngừa được các bệnh về khớp, giúp bạn có một thể lực tốt hơn.

Những bài tập giúp cho xương khớp dẻo dai
Những bài tập giúp cho xương khớp dẻo dai


Hít đất và nâng tạ

Đặt cơ thể trong tư thế chống đẩy, hai tay nắm lấy hai quả tạ được đặt rộng bằng vai (lòng bàn tay hướng về phía mặt đất). Từ từ hạ cơ thể xuống thấp, giữ tư thế này trong giây lát, sau đó đẩy cơ thể trở lại tư thế ban đầu. Dùng lực, nâng quả tạ ở bên tay phải lên vị trí ngực, giữ nguyên tư thế trong giây lát và từ từ hạ tay thấp xuống, trở về vị trí ban đầu. Lặp lại những động tác đó với bên tay trái. Thực hiện 10 lần với mỗi bên.

Nằm ngửa và nâng tạ (mở rộng cơ bắp ở mặt sau của cánh tay)

Nằm ngửa trên một chiếc ghế dài, mặt bàn chân phải úp xuống mặt sàn nhà. Uốn cong khuỷu tay ở vị trí qua đầu, giữ một quả tạ (lòng bàn tay hướng vào phía trong). Từ từ nâng quả tạ lên cao cho đến khi cánh tay song song với mặt sàn, sau đó tay được giữ thẳng. 

Hạ cánh tay xuống, uốn cong khuỷu tay để giảm trọng lượng của quả tạ. Sau đó, ngừng nghỉ trong giây lát và nâng tạ trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện lặp lại động tác 12 lần.

Thứ Ba, 26 tháng 12, 2017

Điều trị đau dây thần kinh sau zona

Zona là một căn bệnh được hình thành từ loại virus có tên Herpes zoster, thường chỉ xuất hiện một lần trong đời, do sau khi chữa trị, cơ thể sẽ hình thành nên một kháng thể có thể giúp miễn dịch với virus, nên bệnh sẽ không tái phát.

Khi virus Herpes zoster đi vào cơ thể, chúng sẽ tấn công vào bộ rễ thần kinh tủy sống, ảnh hưởng tới hệ thống dây thần kinh liên sườn. Thông thường bệnh sẽ biểu hiện ở một bên cơ thể. Virus Herpes zoster ảnh hưởng khắp các phân bố của hệ thống thần kinh liên sườn, gây ra biểu hiện đau rát ban đầu, sau đó loạt mụn nước sẽ nổi lên theo chính phân bố đó, kèm theo những cơn đau kéo dài, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt, nghỉ ngơi và tinh thần của người bệnh.

Dấu hiệu đau rát báo hiệu virus Herpes zoster xâm nhập thường bị bệnh nhân bỏ qua cho đến sau 72 giờ, lúc này chúng đã tấn công và gây tổn thương hàng loạt lên hệ thống rễ và dây thần kinh, nên khó lòng điều trị dứt điểm ngay và dễ để lại biến chứng sau điều trị.

Sau đợt điều trị zona cấp tính, những loạt mụn sẽ khô và bong vảy, để lại sẹo lâu dài. Tuy nhiên cơn đau dây thần kinh liên sườn thì vẫn chưa kết thúc, nó sẽ vẫn kéo dài khoảng 1 tháng, thậm chí là lâu hơn sau đó, được gọi là đau dây thần kinh sau zona.

Tỷ lệ mắc zona là 1.5 – 3% dân số mỗi năm, tập trung nhiều ở độ tuổi từ 45, và tỷ lệ biến chứng đau dây thần kinh sau zona là khoảng 1/3 trong số người bệnh đó. Đau dây thần kinh zona sẽ khiến bệnh nhân đau đớn, mệt mỏi, chán ăn, mất ngủ, dẫn đến tinh thần và thể trạng tụt giảm. Có những trường hợp các cơn đau này bám trụ dai dẳng đến cả năm sau điều trị.

Điều trị đau dây thần kinh sau zona
Điều trị đau dây thần kinh sau zona 

Thực tế thuốc đặc trị dành cho chứng đau dây thần kinh hậu zona vẫn chưa được công bố, thường các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân sử dụng các loại thuốc giảm đau và kháng viêm thông thường, ví dụ như paracetamol, aspirin, thuốc giảm đau không steroid như piloxicam, tenoxicam, meloxicam… Các loại thuốc này có thể chia thành nhóm thuốc uống, nhóm thuốc dùng ngoài da và nhóm thuốc tiêm, tùy vào tình trạng và khả năng hấp thụ của người bệnh mà áp dụng loại phù hợp

Nhóm thuốc Opioids: dành cho những bệnh nhân bị đau dữ dội, là các dẫn xuất của thuốc phiện, và có thể gây tác dụng phụ buồn ngủ, choáng váng, buồn nôn, táo bón.
Nhóm thuốc chống trầm cảm ba vòng: desipramin, nortryptylin, amitriptylin, được sử dụng trước lúc đi ngủ vì thuốc gây tác dụng phụ laf buồn ngủ, ngoài ra còn có chứng lú lẫn, mắt mờ, khô miệng, táo bón…). Amitriptylin hạn chế dùng cho người già.
Gabapentin: có thể tăng liều dùng nếu cần thiết, tác dụng phụ có thể gây ra là buồn ngủ, choáng váng, rung giật nhãn cầu. Biểu hiện viêm khớp dạng thấp http://coxuongkhoppcc.com/dau-hieu-viem-khop-dang-thap.html

Capsaicin dạng kem bôi: lưu ý dùng sản phẩm bôi ngoài da khi các nốt mụn đã lành, ngày bôi 3 – 4 lần.
Lidocain (băng dán 5%): dán trực tiếp lên vùng da bị đau, dùng tối đa trong 12 tiếng, có thể dùng nhiều miếng dán hoặc cắt ra để phủ đủ vùng đau.

Myehyl prednisolon acetat: dùng khi cơn đau dữ dội kéo dài, tiêm vùng khoang dưới mạng nhện của tủy sống và phải được thực hiện bởi bác sĩ da liễu chuyên môn.

Thủy châm: neurobion, terneurin, dibencozid pha trộn với lidocain tiêm vào huyệt hoặc bắp tùy loại, tác dụng tăng cường dinh dưỡng và giảm đau. Thủy châm cần tránh các huyệt đầu ngón trên tứ chi, huyệt đầu mặt, huyệt khe khớp (độc tỵ, tất nhãn, kiên ngung), huyệt nằm trên đường đi của dây thần kinh chính (ngoại quan, nội quan), huyệt nằm trên mạch máu lớn. Cũng không thủy châm nhiều huyệt trong một lần thực hiện.

Thứ Hai, 25 tháng 12, 2017

Hít sâu bị đau lưng là biểu hiện bệnh gì ?

Tùy theo vùng bạn cảm thấy đau lưng mà cơn đau có vị trí biểu hiện khác nhau. Chúng tôi có nghi ngờ rằng xương sườn của bạn có thể gặp vấn đề. Không nhất thiết là chỉ gãy xương mới gây ra biểu hiện, các dạng bệnh lý khác như xương mỏng, loãng xương, rạn xương, ung thư xương (do di căn đến)… cũng hoàn toàn có các biểu hiện là bị đau lưng khi hít thở sâu.

Để kiểm chứng điều này, bạn nên đến các bệnh viện để kiểm tra chụp X-quang, MRI để có kết quả chắc chắn.

Đây là nhóm nguyên nhân mà chúng tôi cho rằng có khả năng cao nhất, bởi mỗi lần hít thở sâu, bộ phận thay đổi chịu ảnh hưởng nhiều nhất là cơ lưng. Cơ lưng sẽ căng giãn mạnh khi hít sâu. Nếu chỉ là những tổn thương nhỏ, ở trạng thái bình thường sẽ không tạo ra cơn đau hoặc cơn đau không rõ ràng, nhưng khi có sự căng cơ mạnh, tổn thương này sẽ gây đau nặng hơn, thậm chí là vết rách cũng bị lớn hơn, người bệnh cảm nhận được rõ cơn đau hơn lúc bình thường.

Một bệnh lý khác cũng đặc biệt phổ biến được giải thích cho triệu chứng hít sâu bị đau lưng, đó là bệnh đau dây thần kinh liên sườn. Đau dây thần kinh liên sườn có biểu hiện phô biến là đau ở vùng ngực và lan ra sau lưng, đau có thể âm ỉ, có thể nhói theo từng đợt khi có những thay đổi đột ngột như hắt hơi, ho, hít sâu hay vận động ảnh hưởng đến phần dây thần kinh liên sườn. 

Hít sâu bị đau lưng là biểu hiện bệnh gì ?
Hít sâu bị đau lưng là biểu hiện bệnh gì ?


Bệnh cũng khá khó chẩn đoán chính xác, tốt nhất bạn nên tới kiểm tra tại các bệnh viện để có kết quả và phương pháp điều trị đúng.

Phổi, gan và thận chính là 3 cơ quan có thể gây nên những cơn đau lưng khi hít sâu. Tùy theo thể bệnh và cơ quan bị gặp vấn đề mà vị trí đau sẽ khác nhau.

Bệnh lý tại phổi như viêm phổi, viêm màng phổi, ung thư phổi sẽ tạo ra biểu hiện đau khi hít vào, kèm theo dấu hiệu mệt mỏi và sốt cao.

Bệnh lý ở gan thường kèm biểu hiện trên da (vàng da, nổi mụn, dễ dị ứng…) và rối loạn tiêu hóa.
Bệnh lý ở thận sẽ kèm theo các biểu hiện ở đường tiết niệu (bí đái, nước tiểu vàng, đái ra máu…).

Tất cả những bệnh lý liên quan đến các cơ quan này đều có nguy cơ gây ra biểu hiện hít thở sâu thấy đau lưng, điều này là rất dễ hiểu.

Với toàn bộ những trường hợp nguyên nhân đã được liệt kê trên đây, có thể đối chiếu và xác định ban đầu về bệnh lý của mình, đồng thời tới kiểm tra tại các cơ sở y tế, bệnh viện uy tín để biết chính xác vấn đề.