Thứ Ba, 20 tháng 3, 2018

Viêm tụy là gì?

Tụy là một tuyến tiêu hóa vừa có khả năng ngoại tiết vừa có khả năng nội tiết. Tụy tiết ra các men tiêu hóa như trypsin, chymotrypsin, amylase để tiêu hóa protein và tinh bột. Ngoài ra, tụy còn tiết ra các hormone như insulin, glucagon để điều hóa mức đường huyết trong cơ thể. Bệnh cánh viêm tụy có thể cấp hoặc mạn, trong có tuyến tụy bị viêm và bị phá hủy một phần.


Viêm tụy là bệnh gì?


Viêm tụy là thuật ngữ dùng để mô tả tình trạng viêm ở tuyến tụy. Tụy tạng là một tuyến phẳng dài nằm ẩn phía sau dạ dày ở vùng bụng trên. Tụy phóng thích các men tiêu hóa vào ruột non để giúp tiêu hóa thức ăn và tiết ra hormone insulin và glucagon để điều chỉnh đường huyết (glucose). Có hai loại viêm tụy: cấp tính và mạn tính.

Viêm tụy cấp tính là tình trạng viêm đột ngột trong một khoảng thời gian ngắn. Độ nghiêm trọng của bệnh thay đổi từ mức gây khó chịu nhẹ cho đến gây nguy hiểm đến tính mạng. Hầu hết những người bị viêm tụy cấp tính đều hồi phục hoàn toàn sau khi được điều trị đúng cách. Trong trường hợp bệnh nặng, viêm tụy cấp tính có thể dẫn đến xuất huyết tụy, tổn thương mô nghiêm trọng, nhiễm trùng và hình thành nang giả tụy. Viêm tụy nặng cũng có thể gây tổn hại cho cơ quan quan trọng khác như tim, phổi, thận;

Viêm tụy mạn tính là viêm tụy lâu dài và thường xảy ra sau một đợt viêm tụy cấp tính. Uống rượu nhiều cũng là một nguyên nhân chính gây bệnh. Thiệt hại đến tuyến tụy từ việc sử dụng nhiều rượu có thể không gây ra triệu chứng trong nhiều năm nhưng sau đó đột nhiên phát triển các triệu chứng viêm tụy nặng.

Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh viêm tụy?


* Những triệu chứng của bệnh viêm tụy cấp tính:

Cơn đau bắt đầu từ bụng phía trên, sau đó lan sau lưng. Cơn đau bụng có thể trầm trọng hơn khi ăn uống, đặc biệt là sau khi ăn thực phẩm giàu chất béo;

Sưng và chướng bụng;

Buồn nôn và ói mửa;

Sốt;

Tăng nhịp tim.

* Những triệu chứng của viêm tụy mạn tính:

Các triệu chứng của viêm tụy mạn tính tương tự như của viêm tụy cấp tính. Bên cạnh đó, các triệu chứng khác là sụt cân do khả năng hấp thu thức ăn kém, điều này xảy ra bởi vì các tuyến không tiết ra đủ lượng enzyme để tiêu hoá thức ăn. Ngoài ra, bệnh này có thể phát triển nếu các tế bào sản xuất insulin của tụy bị hư hỏng. Điều trị thoái hóa khớp lâu năm http://coxuongkhoppcc.com/dieu-tri-thoai-hoa-khop.html

Hy vọng những chia sẻ của bác sĩ có thể mang lại cho bạn nhiều thông tin bổ ích. Chúc bạn luôn khỏe mạnh và vui vẻ trong cuộc sống.

Xem thêm: Bệnh gai gót chân

Thứ Bảy, 17 tháng 3, 2018

Lời khuyên của bác sĩ về bệnh gai gót chân

Bệnh gai gót chân do ở xương gót chân có hiện tượng bù đắp canxi dần dần tại những nơi có vi chấn thương trên xương gót (do áp lực của việc di chuyển, đi lại, mang vác, tì đè cơ thể...). Bệnh hay gặp ở người thừa cân, béo phì, tuổi trung niên, vận động viên điền kinh, người có tật bẩm sinh ở chân.


Để phòng bệnh cần khởi động kỹ khớp cổ chân và căng cơ chân trước khi lao động hay chơi thể thao. Sau đó thư giãn, thả lỏng chân, gác chân cao, mát-xa gan chân. Nếu cần tập chạy hay đi bộ, tốt nhất là thực hiện cuộc chạy hay đi bộ nhiều lần trong một tuần với quãng đường ngắn hơn là chạy một lần với quãng đường dài, gắng sức. Cần bác sĩ chuyên khoa về kế hoạch luyện tập thích hợp với bản thân nhằm giúp cơ thể có thời gian dần thích ứng. Đối với những người béo phì cần giảm béo bằng chế độ ăn cũng như vận động thích hợp.

Lời khuyên của bác sĩ chuyên khoa:


Dù ở giai đoạn nào thì điều quan trọng là phải đi giày mềm vừa chân. Có thể lót một lớp đệm dày, đàn hồi như cao su vào đế giầy. Giảm các hoạt động vận động liên quan đến đi lại nhiều, khiêng vác vật nặng. Nghỉ ngơi, thư giãn chân bằng cách gác chân cao, tránh đi lại. Thực hiện theo nguyên tắc nghỉ ngơi, chườm đá tại chỗ, và băng chun gan bàn chân để hỗ trợ chân, gác chân lên cao khi nghỉ.

Có thể thực hiện các bài tập mát-xa gan bàn chân, các biện pháp vật lý trị liệu như siêu âm, sóng ngắn, hồng ngoại chiếu tại chỗ. Trường hợp đau nhiều có thể dùng thuốc chống viêm giảm đau không steroid như aspirin, diclofenac, meloxicam, piroxicam..., đơn thuần hay kết hợp với thuốc giảm đau nhóm paracetamon. Tiêm corticoid tại chỗ gan bàn chân cũng là một biện pháp giảm đau tại chỗ khá hiệu quả, thường chỉ định khi các biện pháp trên không có tác dụng. Tuy nhiên cần lưu ý chỉ tiêm khi có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa xương khớp.

Trường hợp đau gót chân dai dẳng, các biện pháp nội khoa không có hiệu quả có thể xét phẫu thuật cắt bỏ gai xương gót. Tuy nhiên như đã nói ở trên, đau trong bệnh gai xương gót không đơn thuần chỉ do yếu tố cơ học (gai xương) mà còn có yếu tố viêm tại chỗ, quanh các gân vùng gan chân. Vì vậy phẫu thuật cắt gai cần cân nhắc hết sức thận trọng và ít khi cần được chỉ định. Những người thường xuyên đau gót chân cần đến khám tại các cơ sở chuyên khoa xương khớp để được tư vấn, phát hiện các bất thường về cấu tạo chân, bàn chân từ đó có các biện pháp chỉnh hình hay phẫu thuật thích hợp.

Hy vọng những chia sẻ chân thành từ bác sĩ qua bài viết sẽ giúp bạn đọc có được những tư liệu bổ ích. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và vui vẻ trong cuộc sống.

Thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm hay không?

Trong số các vị trí khớp bị thoái hóa, thoái hóa đốt sống cổ hiện đang ngày càng phổ biến và có xu hướng trẻ hóa dần. Bệnh thường gặp ở những người lớn tuổi do tiến trình lão hóa tự nhiên của cơ thể, cộng với việc dinh dưỡng không đủ chất, ít vận động, thường xuyên nằm nghỉ ở một tư thế không tốt gây ảnh hưởng đến vùng cổ và vùng gáy.


Còn ở những người trẻ, với đặc thù công việc phải ngồi nhiều, ngồi lâu nhưng lại lười thay đổi tư thế; những người thường xuyên mang vác trên vai, trên đầu hoặc phải ngồi làm việc trước màn hình vi tính trong thời gian quá dài hoặc xem phim quá lâu… tạo điều kiện cho các đốt sống cổ bị thoái hóa sớm.

Triệu chứng ban đầu của thoái hóa đốt sống cổ chỉ là hơi đau, khó chịu tại gáy và sẽ mau chóng hết cơn đau nếu được nghỉ ngơi nên nhiều người bệnh thường không chú tâm và xem nhẹ. Vậy thực chất thoái hóa đốt sống cổ có nguy hiểm không nếu người bệnh cứ tiếp tục ỷ lại mà không có bất kỳ biện pháp điều trị nào?

Theo các chuyên gia, cơ thể con người vốn có một hệ thống báo động tuyệt vời, nhanh nhạy và kịp thời. Những cơn đau nhẹ xuất hiện nơi gáy chính là dấu hiệu cảnh báo đốt sống cổ đang có những vấn đề bất ổn và rất cần được can thiệp, bảo vệ ngay. Nhưng nếu không được quan tâm đúng mực, người bệnh sẽ có cảm giác đau, mỏi và buốt rất khó chịu, kéo dài liên tục trong ngày và thậm chí đau ngay cả khi ngủ và nghỉ ngơi. Điều trị thoái hóa cột sống không tái phát http://coxuongkhoppcc.com/thoai-hoa-cot-song-co-chua-khoi-khong.html

Cơn đau cứ tiếp tục kéo dài sẽ làm giới hạn chuyển động của cổ, người bệnh cảm thấy khó khăn và đau khi phải quay, cúi, ngửa…. thậm chí đau lan tỏa hết vùng cổ và ảnh hưởng tới tư thế thẳng và linh hoạt của cổ, gây vẹo cổ, sái cổ. Nhiều trường hợp thoái hóa đốt sống cổ gây tê tay, khiến cho người bệnh cầm nắm rất khó khăn. Một số người còn rơi vào trường hợp cứng cổ không thể đứng dậy đi lại bình thường sau khi ngủ dậy và cơn đau tăng nhiều nếu chẳng may họ bị cảm ho, hắt hơi.
(Ảnh minh họa)

Cách xoa bóp chữa thoái hóa đốt sống cổ


Thoái hóa đốt sống cổ ngoài việc gây chèn ép các dây thần kinh dọc từ cổ xuống vai và toàn bộ cánh tay gây đau nhức, mỏi vai, tê mỏi cánh tay, bàn tay, ngón tay. Thoái hóa đốt sống cổ sẽ chèn ép thành động mạch làm giảm lưu lượng máu đến não, gây đau đầu và rối loạn tiền đình với những biểu hiện thường gặp như chóng mặt, buồn nôn, khó giữ thăng bằng, mắt nhìn mờ, đổ mồ hôi, dễ bị ngất…

Nguy hiểm hơn, thoái hóa đốt sống cổ nếu tiếp tục phát triển theo chiều hướng bất lợi có thể gây thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ có chèn ép tủy sống, nặng hơn có thể gây rối loạn cảm giác tứ chi, bại liệt tay (một hoặc cả hai tay), làm chèn ép rễ thần kinh, tủy… Với những biến chứng để lại như thế này, người bệnh chắc cũng đã có câu trả lời cho câu hỏi bệnh thoái hóa cột sống cổ nguy hiểm không?

Các chuyên gia đưa ra lời khuyên, người bệnh cần có ý thức thăm khám ngay khi có những cơn đau nơi vùng cổ, gáy để có hướng điều trị kịp thời, tránh để lâu ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe xương khớp. Đồng thời, nên chăm sóc khớp một cách toàn diện vì những nghiên cứu gần đây cho thấy, bên cạnh sụn khớp, phần xương dưới sụn cũng đóng vai trò rất quan trọng trong tiến trình thoái hóa khớp.

Hy vọng những kiến thức được chia sẻ trong bài viết có thể giúp cho bạn đọc có cái nhìn tích cực hơn và có những phương pháp tốt nhất để bảo vệ sức khỏe cho bản thân và gia đình. Chúc bạn đọc có thời gian thật ý nghĩa và vui vẻ.

Thứ Ba, 13 tháng 3, 2018

Những phương pháp hỗ trợ trị gout

Cuộc sống ngày càng phát triển, tỉ lệ mắc bệnh gút (bệnh gout) ngày càng gia tăng. Mấy năm trở về trước căn bệnh này được mọi người gọi là bệnh của người giàu, nhưng hiện nay, mọi đối tượng đều có thể mắc gút. Vậy bệnh gút là gì, các nguyên nhân triệu chứng và cách chữa bệnh gút hiệu quả là gì?


Những triệu chứng của bệnh gút là gì ?


Gout không phát luôn ra mà cần có thời gian tích tụ khoảng 1 năm. Ban đầu, người bệnh sẽ thấy xuất hiện các triệu chứng bệnh gút như: nóng khớp, đau, buốt, khớp ngón cái thường mềm. Như đã nói ở trên các cơn đau sẽ thường xuyên tìm đến với người bệnh vào ban đêm khiến cho giấc ngủ bị phá rối, lúc này dù chỉ 1 tác động nhỏ cũng khiến cho người bệnh đau đến không chịu nổi. Cơn đau sẽ ngày càng nghiêm trong và kéo dài đến nhiều ngày sau đó.

Khi cơn đau thuyên giảm, vùng da xung quanh các khớp sưng đau sẽ có hiện tượng bong tróc, rồi sau đó ngứa ran.

Ngoài ra, bạn cũng có thể để ý những triệu chứng đặc biết sau đây của bệnh:

Vùng da quanh khớp sưng đau đỏ tấy hoặc tím tái.

Cử động khó khăn, khi di chuyển nhiều sẽ gây đau, các hoạt động bị hạn chế.

Có dấu hiệu sốt nhẹ.

Bệnh gút thay đổi, thường do tác động của những nguyên nhân sau:

Người bệnh vừa trải quan 1 cơn giải phẫu.

Bị gout mãn tính, với những cơn đau dễ chịu hơn.

Và những trường hợp có cục nổi ở mu bàn tay, bàn chân thì thường không có những triệu chứng đặc trưng, xuất hiện nhẹ hoặc đôi khi không có.

Phương pháp hỗ trợ điều trị bệnh gout


Bệnh Gout có thể dẫn đến hư hại các khớp và hỏng thận. Vậy nên cải thiện sớm tình trạng bệnh là điều cần thiết. Tuy nhiên đây không phải là bệnh có thể khỏi trong một sớm một chiều, mà cần có sự kiên trì và tuân thủ nghiêm ngặt nguyên tắc kiêng kem phù hợp và sử dụng sản phẩm hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Hãy làm theo các bước sau để cải thiện tình trạng bệnh gout nhé:

Ăn kiêng nếu như cơ thể bạn chạm mức cân nặng báo động. Tuy nhiên, cần phải lưu ý một điều là các chế độ ăn kiêng thì lại thường quá ít ca-lô-ri, việc này sẽ  làm cơ thể người bệnh tăng lượng axit uric gây đau.

Kiêng chất cồn vì có thể làm thận giảm sự bài tiết axit uric ra ngoài Còn Bia lại rất giàu purin.

Nói không với chế độ ăn nhiều thịt và ăn đồ biển vì  có thể làm tăng mức axit uric do nó chứa nhiều purin.

Có chương trình tập thể dục nghiêm ngặt theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Hy vọng những chia sẽ bổ ích trên sẽ giúp bạn đọc có nhiều hơn kiến thức để giúp ích cho bản thân hay người thân. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe.

Thực đơn dành cho người bị ung thư xương

Thực đơn dành cho người bị ung thư xương


+ Bổ sung đầy đủ calo

Đây là thành phần chủ yếu đối với cơ thể của người khỏe mạnh và đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư xương.

Vì vậy, mỗi ngày bạn phải bổ sung cho cơ thể khoảng 1.885 – 2.175 đơn vị calo.

+ Đạm:

Đối với bệnh nhân, khẩu phần đạm cần tăng so với bình thường để cung cấp đầy đủ các loại acid amin – cân đối giữa đạm động vật và đạm thực vật.

Thịt giàu đạm nhưng nếu khẩu phần ăn quá nhiều thịt sẽ là điều kiện thuận lợi cho tế bào ung thư phát triển.

Vậy nên, bạn chỉ nên sử dụng thịt màu trắng như thịt gia cầm, bổ sung thêm sắt, kẽm từ thịt đỏ như thịt bò, thịt lợn nạc,…

Ngoài ra, các bạn cũng nên sử dụng nhiều tôm cua, hải sản,… vì đó là nguồn cung cấp vitamin và nhiều vi chất tốt cho sức khỏe.

Trứng cũng là thực phẩm giàu đạm rất tốt với bệnh nhân ung thư xương.

+ Chất béo:

Chất béo hình thành cấu trúc tế bào của cơ thể nhưng bạn nên hạn chế hấp thu chất này bằng cách ăn thịt nạc, không ăn da gà, vịt, nên uống sữa đã tách béo và chế biến thực phẩm bằng cách luộc, hấp thay vì chiên, xào. Trị thoát vị đĩa đệm bằng đông y http://coxuongkhoppcc.com/tri-thoat-vi-dia-dem-bang-dong-y.html

Sau đó, bạn nên thay mỡ bằng dầu thực vật, tránh bánh, mứt, kẹo, chocolate,… và có thể bổ sung những chất béo có lợi cho cơ thể như Omega-3 có trong cá.

+ Tinh bột:

Các bạn nên sử dụng ngũ cốc nguyên hạt và các loại củ.

+ Thực phẩm giàu chất xơ:

Bạn nên bảo vệ hệ miễn dịch của cơ thể và ức chế sự phát triển của tế bào ung thư: sữa bò, lòng đỏ trứng gà, cà rốt, ngô, ớt, rau dền, bắp cải, rau đay, rau ngót, cần tây, giá, cà tím, khoai lang, nghệ, cam, gấc, súp lơ, dưa leo, cà chua,…

+ Bổ sung chất sắt và canxi trong đậu nành, hoa quả, sữa và sữa chua để cung cấp canxi cho xương chắc khỏe và đề kháng sự nhiễm trùng.

Cần kiêng kỵ những loại thức ăn nào?


+ Rượu, café:

Đây đều là những chất kích thích gây cản trở cho quá trình liền và tái tạo xương.

Rượu bia làm rối loạn hoạt động của những tế bào xương và còn làm các tế bào ung thư xương nhanh chóng phát triển, di căn, tăng nhanh quá trình thoái hóa xương.

Café thì lại làm giảm lượng canxi mà cơ thể hấp thụ được nên khiến xương yếu đi và dễ bị tổn thương bởi các tế bào ung thư hoặc các tác nhân bên ngoài.

+ Trà đặc, nước ngọt có gas, thực phẩm nhiều dầu mỡ,…

Tất cả những thứ trên đều không tốt cho bệnh nhân ung thư xương. Đặc biệt là chất béo có trong những thực phẩm nhiều dầu mỡ có thể kết hợp với canxi để tạo thành một chất bọt mà cơ thể không thể hấp thụ được và buộc phải đào thải ra bên ngoài làm giảm hấp thụ canxi cho cơ thể.

+ Thịt chế biến sẵn:

Những loại thực phẩm này rất nhiều dầu mỡ và chất bảo quản, khá nguy hiểm cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư xương do những chất gây ung thư xuất hiện khi thịt được nấu chín ở nhiệt độ cao hoặc được xử lý bằng các chất như nitrat rất độc và nguy hiểm.

Vậy nên, bạn cần ăn dưới 200g thịt đỏ mỗi ngày, hạn chế đến mức thấp nhất xúc xích, đồ hộp, thịt muối,…

+ Những thực phẩm ẩm mốc, lên men:

Đó là dưa cà muối, cá muối, thịt muối,… có thể gây bệnh ung thư hoặc khiến bệnh ung thư nghiêm trọng hơn.

+ Đường và đồ ngọt:

Đường là loại thực phẩm mà tế bào ung thư rất ưa thích vì nó chính là thức ăn quan trọng nhất của tế bào ung thư.

Đường giúp các tế bào ung thư liên tục phân chia, phát triển và di căn nên bạn cần hạn chế đường, đồ ngọt, bánh mứt kẹo, chocolate, nước ngọt,… khi bị ung thư xương nói riêng và bệnh ung thư nói chung.

+ Thực phẩm nướng, chiên rán:

Nem nướng, xúc xích nướng,… nên hạn chế vì chúng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư và thúc đẩy tế bào ung thư phát triển nhờ formol – một hóa chất gây ung thư được sinh ra trong quá trình nướng thức ăn.

Hy vọng bài viết sẽ cung cấp cho bạn đọc nhiều thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn ngày càng khỏe mạnh và vui vẻ.

Thứ Hai, 12 tháng 3, 2018

Thoái hóa khớp ở nữ giới

Từ tuổi ngoài 30, lượng xương của phụ nữ đã dần bị thoái hóa (mỗi năm giảm 0,25 – 1%). Đến thời điểm trước và sau khi mãn kinh, lượng estrogen giảm mạnh, nên tốc độ thoái hóa xương khá nhanh, mỗi năm giảm 1 – 5% với biểu hiện chủ yếu là xốp xương


Do đặc thù công việc hay phải làm việc nhà nên phụ nữ có tỉ lệ mắc thoái hóa khớp gối nhiều hơn nam giới

Thêm vào đó, quá trình lão hóa đã làm giảm công năng của tế bào xương, sự hấp thụ canxi và sự tổng hợp các vitamin kém đi, ảnh hưởng xấu đến cấu trúc của xương, sụn mỏng đi, mất tính đàn hồi… gây ra các triệu chứng đau nhức, khớp xương ở tay chân hay bị tê mỏi, sưng tấy…

Ngoài ra, phụ nữ dễ bị tổn thương khớp gối hơn nam giới do dây chằng trước của khớp gối yếu hơn, thêm nữa do đặc thù làm việc nhà, phụ nữ thường ngồi xổm, ngồi xuống đứng lên nhiều lần trong ngày, khi sụn yếu, với áp lực như vậy sẽ dễ bị tổn thương. Nếu không chữa trị kịp thời, các triệu chứng này sẽ dần phát triển thành bệnh thoái hóa xương khớp gối.

Ngăn chặn thoái hóa khớp gối như thế nào?


Về ăn uống: Người bệnh cần bổ sung một số acid béo hệ Omega – 3 có nhiều trong các loại cá như cá thu, cá hồi, cá ngừ…, các thực phẩm giàu vitamin như A,C,D,E có thể giúp phòng tránh được các bệnh về xương khớp và làm thuyên giảm các triệu chứng của bệnh này.

Về luyện tập: Người bệnh nên tập các bài tập liên quan đến vận động gân cơ không chịu lực như đạp xe đạp tại chỗ, thái cực quyền, đi bộ…

thoái hóa khớp ở nũ

Trước khi tập nên khởi động kỹ để khí huyết được lưu thông, không nên tập quá sức và tránh những môn thể thao có khả năng gây tổn thương đến khớp gối. Tự xoa bóp khớp gối đều đặn mỗi ngày hai lần cũng có thể làm giảm đau.


Hy vọng những chia sẽ của bác sĩ có thể giúp bạn có thêm thông tin bổ ích và có lợi cho sức khỏe. Chúc bạn luôn mạnh khỏe và thành công.

►Xem thêm: Phòng ngừa và hạn chế khô khớp